Kiểm định xe đào, xe cuốc, xe lu, xe xúc lật, xe bang, xe trải nhựa đường, xe bánh xích… Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là kiểm định) là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.

Khái niệm về máy xây dựng

Máy xây dựng là các máy móc và thiết bị phục vụ cho các quá trình xây dựng, các máy dùng để vận chuyển hàng hóa như xây dựng dân dụng (nhà cửa), xây dựng thủy lợi, xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp….


Vì sao phải kiểm định máy xây dựng?

Thứ nhất: để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Thứ hai: Sau quá trình kiểm định, quý vị có thể biết được các hư hại, hỏng hóc, từ đó có phương án khắc phục. tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động chân tay và trí óc cho người lao động. Đồng thời góp phần rất quan trọng vào việc rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng và tính thẩm mỹ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những lợi ích mà quý khách hàng có thể thấy được ngay sau quy trình kiểm định.

Thông qua hai khái niệm trên, có thể quý vị có thể thấy được lợi ích của việc kiểm định máy xây dựng, từ đó đưa ra những kế hoạch cho riêng mình.

kiemdinhvn.com xin một lần nữa tự hào giới thiệu đơn vị chúng tôi luôn hoàn thành tốt các công việc được giao. Vui lòng liên hệ kiemdinhvn.com để tiến hành kiểm định máy xây dựng.


Các nguyên nhân gây tai nạn lao động khi sử dụng máy xây dựng

Cơ giới hoá các công việc trong xây dựng không những nâng cao năng suất lao động mà còn giảm tai nạn do các điều kiện làm việc của công nhân được giảm nhẹ và an toàn hơn.

Khi sử dụng các máy móc và các phụ tùng của chúng nếu không hiểu biết hết cơ cấu và tính năng hoạt động, không nắm vững quy trình vận hành, không tuân theo nội quy an toàn khi sử dụng có thể gây ra những sự cố và tai nạn lao động.


Các nguyên nhân chính gây tai nạn lao động

1) Máy sử dụng không tốt:
a) Máy không hoàn chỉnh:
– Thiếu thiết bị an toàn hoặc có những đã bị hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng tự động bảo vệ khi làm việc quá giới hạn tính năng cho phép.
– Thiếu các thiết bị tín hiệu âm thanh, ánh sáng (đèn, còi, chuông).
– Thiếu các thiết bị chỉ sức nâng của cần trục ở độ vươn tương ứng…

b) Máy đã hư hỏng:
– Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy đã bị biến dạng, cong vênh, nứt, đứt gãy.
– Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương ngang, phương đứng, xoay không chính xác theo điều khiển của người vận hành.
– Hệ thống phanh điều khiển bị gỉ mòn không đủ tác dụng h•m.

2) Máy bị mất cân bằng ổn định:
– Đây là nguyên nhân thường gây ra sự cố và tai nạn.
– Do máy đặt trên nền không vững chắc: nền yếu hoặc nền dốc quá góc nghiêng cho phép khi cẩu hàng hoặc đổ vật liệu.
– Cẩu nâng quá trọng tải.
– Tốc độ di chuyển, nâng hạ vật với tốc độ nhanh gây ra mômen quán tính, mômen ly tâm lớn. Đặc biệt hãm phanh đột ngột gây ra lật đổ máy.
– Máy làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6), đặc biệt đối với máy có trọng tâm cao.

3) Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn nguy hiểm:
– Trong vùng hoạt động nguy hiểm của máy móc thường xảy ra các tai nạn sau:
– Máy kẹp, cuộn quần áo, tóc, chân tay ở các bộ phận truyền động.
– Các mãnh dụng cụ và vật liệu gia công văng bắn vào người.
– Bụi, hơi, khí độc toả ra ở các máy gia công vật liệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
– Các bộ phận máy va đập vào người hoặc đất đá, vật cẩu từ máy rơi vào người.
– Khoan đào ở các máy đào, vùng hoạt động trong tầm với cảu cần trục.

4) Sự cố tai nạn điện:
– Dòng điện rò rỉ ra vỏ và các bộ phận kim loại của máy do phần cách điện bị hỏng.
– Xe máy đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm vào đường dây điện trên không.

5) Thiếu ánh sáng:
– Chiếu sáng không đầy đủ hay quá thừa làm cho người điều khiển máy móc dễ mệt mỏi, phản xạ thần kinh chậm, giảm thị lực là nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn.
– Thiếu ánh sáng trong làm việc vào ban đêm, sương mù làm cho người điều khiển máy không nhìn rõ dẫn tới tai nạn.

6) Do người vận hành:
– Không đảm bảo trình độ chuyên môn: chưa thành thục tay nghề, thao tác không chuẩn xác, chưa có kinh nghiệm xử lý kịp thời các  sự cố.
– Vi phạm các điều lệ, nôị quy, quy phạm an toàn: sử dụng máy không đúng công cụ, tính năng sử dụng.
– Không đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ: mắt kém, tai nghễnh ng•ng, bị các bệnh về tim mạch,…
– Vi phạm kỷ luật lao động: rời khỏi máy khi máy đang còn hoạt động, say rượu bia trong lúc vận hành máy, giao máy cho người không có nghiệp vụ, nhiệm vụ điều khiển…

7) Thiếu sót trong quản lý:
– Thiếu hoặc không có hồ sơ, lý lịch tài liệu hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng bảo quản máy.
– Không thực hiện đăng kiểm, khám nghiệm, chế độ trung tu bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ.
– Phân công trách nhiệm không rõ ràng trong việc quản lý sử dụng.

    Hỗ trợ giải đáp




    0967 555 239